Vai trò của đạm: Cây trồng sử dụng để tạo ra các axit amin, từ đó hình thành các protein, được tìm thấy trong nguyên sinh chất của tất cả các tế bào sống. Ngoài ra, N cần thiết cho chất diệp lục, axit nucleic và enzyme. Duy trì cho sự phát triển của lá, thúc đẩy sự phát triển trồi hữu hiệu, nở hoa và hình thành quả tốt hơn, nâng cao năng suất, cải thiện độ dày vỏ quả và hàm lượng axit trong quả.

Đủ đạm: Cây sinh trưởng khỏe, sung sức, quả nhiều, phát triển cân đối

Thiếu đạm: Thiếu đạm mất màu xanh của lá cây, lá cây tái nhợt, nhỏ. Lá già rụng vào đầu mùa, rìa lá mỏng, cành cây bị chết. Cây tăng trưởng chậm, phát triển nhiều cành tược, cây dễ bị tuyến trùng gây hại, tỷ lệ đậu quả thấp, quả nhỏ, giảm năng suất đáng kể. Khi thiếu nitơ nhẹ lá màu xanh vàng nhạt, nặng cành non chết khô, chồi ngắn, rụng quả non.

​​​​​​​


Thừa đạm: Thừa nitơ làm giảm chất lượng quả và rút ngắn thời gian cất trữ. Quả lớn nhanh và phồng, tăng thời gian quả xanh, quả chín chậm. Vỏ quả dày lên và thô, tép khô, tăng thời gian chuyển màu của dịch quả màu sắc quả không rõ ràng (vàng xanh).  Dư thừa nitơ thúc đẩy sự tươi tốt của cây nhưng dễ mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh.

Sự hình thành, phát triển các chồi non và màu xanh của lá biểu hiện bón thừa đạm ở giai đoạn thu hoạch.

​​​​​​​

Hình A: Thừa Đạm thiếu Phốt pho; Hình B: bình thường Hình C: Thừa Đạm thiếu Phốt pho

Tương tác giữa Đạm và Lân với chất lượng quả: Nhiều đạm, ít lân quả sẽ có hiện tượng: Dị dạng (không tròn quả), vỏ dày, thô xốp, hỗng giữa quả, quả ít nước

Sơ lược sử dụng dinh dưỡng đạm đối với cây cam: Tùy vào độ tuổi cây để xác định lượng phân bón cần cung cấp hàng năm: Một cây cam cần khoảng 50gram nitơ khi trồng và 650gram khi cây trưởng thành trên 6 tuổi. Khi một tuổi, cây cần 110gram nitơ, thêm 110gram/nitơ cho mỗi năm đến khi cây 6 tuổi.