THÔNG TIN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

 

1. Tên đề tài: Nghiên cứu mức độ suy giảm và đề xuất các giải pháp phục hồi, nâng cao độ phì nhiêu đất trồng cam vùng miền Bắc Việt Nam

2. Cơ quan chủ quản: Bộ NN&PTNT

3. Cơ quan chủ trì: viện Thổ nhưỡng Nông hóa

4. Chủ nhiệm đề tài: TS. Lương Đức Toàn

5. Thời gian thực hiện: 10/2021-12/2024

6. Mục tiêu của đề tài

6.1. Mục tiêu chung

Đánh giá được mức độ suy thoái độ phì nhiêu của đất (sức khỏe đất) và xây dựng được quy trình quản lý dinh dưỡng, cải tạo  và phục hồi đất đạt hiệu quả cao cho một số vùng trồng cam trọng điểm miền Bắc Việt Nam

6.2. Mục tiêu cụ thể

1. Đánh giá được mức độ suy thoái độ phì nhiêu của đất (vật lý, hóa học và sinh học), nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái độ phì nhiêu đất vùng trồng cam trọng điểm miền Bắc Việt Nam;

2. Xác định được giải pháp ổn định và phục hồi độ phì nhiêu đất, xây dựng được quy trình quản lý dinh dưỡng, cải tạo và phục hồi đất đạt hiệu quả cao cho một số vùng trồng cam trọng điểm miền Bắc Việt Nam;

3. Xây dựng được công cụ trực tuyến (Web, App) hướng dẫn cải tạo đất, quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây cam tại các vùng nghiên cứu;

4. Xây dựng được mô hình trình diễn áp dụng quy trình quản lý dinh dưỡng, cải tạo phục hồi đất cho cây cam, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15% so với canh tác truyền thống.

7. Nội dung của đề tài

7.1. Nội dung 1: Điều tra, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, canh tác cây cam ở các vùng trồng cam trọng điểm miền Bắc

7.1.1. Hoạt động 1: Thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan

7.1.2. Hoạt động 2: Điều tra thực trạng sản xuất cam tại các vùng trồng cam trọng điểm

7.2. Nội dung 2: Nghiên cứu mức độ và nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái độ phì nhiêu đất trồng cam vùng miền Bắc Việt Nam

7.2.1. Hoạt động 1: Thu thập mẫu đất trồng cam và mẫu đất đối chứng và mẫu rễ:

- Thu thập mẫu đất trồng cam và mẫu rễ cam

- Phân tích các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của mẫu đất

- Phân tích các chỉ tiêu sinh học của mẫu rễ thu thập

7.2.2. Hoạt động 2: Đánh giá, phân cấp, xác định nguyên nhân suy thoái độ phì nhiêu đất:

7.2.3. Hoạt động 3: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia

Nội dung hội thảo: Lấy ý kiến chuyên gia về kết quả đánh giá mức độ suy thoái đất trồng cam, xác định các giải pháp phục hồi và ổn định độ phì nhiêu đất trồng cam

Địa điểm tổ chức: Hà Nội

Thời gian tổ chức: 8-9/2022

Thành phần tham dự: Các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học đất, phân bón, cây trồng, bảo vệ thực vật...(dự kiến 30 đại biểu).

7.3. Nội dung 3: Nghiên cứu các giải pháp phục hồi và ổn định độ phì nhiêu đất  trồng cam

7.3.1. Hoạt động 1: Thí nghiệm nghiên cứu các giải pháp phục hồi và ổn định độ phì nhiêu đất trồng cam

- Triển khai thí nghiệm nghiên cứu các giải pháp phục hồi và ổn định độ phì nhiêu đất trồng cam ở các địa phương.

- Thời gian thực hiện: từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2024.

- Địa điểm: Thực hiện ở 3 tỉnh gồm Nghệ An, Hòa Bình và Tuyên Quang

7.3.2. Hoạt động 2. Đề xuất giải pháp canh tác bền vững nhằm ổn định độ phì nhiêu của đất phục vụ tái canh cam ở miền Bắc Việt Nam

7.3.3. Hoạt động 3. Xây dựng Quy trình kỹ thuật quản lý dinh dưỡng, cải tạo và phục hồi đất trồng cam bị suy thoái độ phì, đạt hiệu quả cao17.4. Nội dung 4: Xây dựng công cụ trực tuyến (Web, App) quản lý cơ sở dữ liệu đất trồng cam và hướng dẫn cải tạo đất, quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây cam tại các vùng nghiên cứu

7.4.1. Hoạt động 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất trồng cam

Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu không gian bao gồm:Bản đồ hiện trạng vùng trồng cam; bản đồ đất vùng trồng cam; bản đồ độ phì nhiêu đất vùng nghiên cứu; bản đồ khuyến cáo phân bón cho cây cam

Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phi không gian gồm: Thống kê hiện trạng đất trồng cam; tuổi cam; tập quán canh tác; thực trạng bón phân cho cây cam; biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên cây cam; hướng dẫn bón phân cho cây cam

7.4.1. Hoạt động 2: Xây dựng công cụ trực tuyến (Web, App)

Xây dựng Website quản lý cơ sở dữ liệu về đất trồng cam

Chuyển tải cơ sở dữ liệu từ Website vào ứng dụng di động (App)  

7.5. Nội dung 5: Xây dựng điểm trình diễn áp dụng quy trình quản lý dinh dưỡng, cải tạo phục hồi đất cho cây cam

+ Địa điểm xây dựng mô hình:  Hòa Bình; Tuyên Quang; Nghệ An.

+ Quy mô: 01ha x 3 địa điểm = 3ha

+ Thời gian thực hiện: 10/2022-12/2024

7.5. Nội dung 6: Hội nghị, hội thảo, tập huấn, chuyển giao kết quả, tổng kết, nghiệm thu đề tài

7.5.1. Hoạt động 1: Xây dựng phương án chuyển giao và tổ chức hội thảo, tập huấn quản lý và khai thác dữ liệu 

- Xây dựng phương án chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài sau nghiệm thu

- Tổ chức Hội thảo nhằm thu thập và tổng hợp ý kiến chuyên gia hoàn thiện kết quả nghiên cứu chuyên môn về: Bộ cơ sở dữ liệu trực tuyến của đề tài; hướng dẫn kỹ thuật canh tác hệ thống cây trồng

+ Quy mô (20 đại biểu/01 hội thảo) x 02 buổi

+ Địa điểm: tại Hà Nội

- Tổ chức hội nghị tâp huấn:

+ Tập huấn kỹ thuật sử dụng cho cán bộ quản lý và khai thác Bộ cơ sở dữ liệu trực tuyến của đề tài với quy mô: 03 lớp tập huấn x 20 người/1 ngày, tại 03 tỉnh.

+ Tổ chức hội nghị đầu bờ kết hợp tập huấn khai thác sử dụng công cụ trực tuyến và quy trình quản lý dinh dưỡng và phục hồi độ phì nhiêu đất trồng cam (03 lớp tập huấn x 30 người/1 ngày, tại 03 tỉnh).

7.5.2: Viết báo cáo tổng kết

- Tổng hợp kết quả các nội dung nghiên cứu, ý kiến đóng góp chuyên gia viết báo cáo tổng kết

- Tổ chức tự đánh giá (cấp cơ sở)

- Hội nghị tổng kết và nghiệm thu đề tài.

8. Sản phẩm của đề tài

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Hệ thống cơ sở dữ liệu về mức độ suy thoái độ phì nhiêu (thực trạng về sức khỏe đất trồng cam) tại một số vùng trồng cam trọng điểm phía bắc Việt Nam

Bộ cơ sở dữ liệu số về độ phì nhiêu đất ở các vùng trồng cam chính miền Bắc Việt Nam được cập nhật mới nhất.

Báo cáo thuyết minh: làm rõ các
yếu tố chất lượng đất liên quan đến sinh trưởng phát triển của cây cam. Các yếu tố hạn chế của đất đai trong khu vực

 

2

Quy trình kỹ thuật quản lý dinh dưỡng, cải tạo và phục hồi đất trồng cam bị suy thoái độ phì, đạt hiệu quả cao

Quy trình được công nhận tiến bộ kỹ thuật

 

3

Công cụ trực tuyến (Web, App) hướng dẫn cải tạo đất, quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây cam tại các vùng nghiên cứu

- Được liên kết với cổng thông tin điện tử Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT và các địa phương áp dụng.

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng CSDL trực tuyến, Web và App dễ hiểu, dễ sử dụng.

 

4

03 mô hình trình diễn áp dụng quy trình quản lý dinh dưỡng, cải tạo phục hồi đất cho cây cam

Quy mô 01 ha/điểm, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15% so với canh tác truyền thống, độ phì nhiêu đất được cải thiện

 

 

 

Dạng  III: Bài báo; Sách chuyên khảo;  và các sản phẩm khác

Số TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Dự kiến nơi công bố (Tạp chí, Nhà xuất bản)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

02 bài báo

Đạt yêu cầu và được đăng trên tạp chí

Tạp chí NN & PTNT; Tạp chí KH Đất/Tạp chí Khoa học và Công nghệ