THỰC TRẠNG CANH TÁC CAM MIỀN BẮC

Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (2021), diện tích trồng cam, quýt, bưởi, chanh trên cả nước đạt 267.545 nghìn ha (là cây ăn quả có diện tích lớn thứ 2), sản lượng 3,3 triệu tấn và được coi là tăng trưởng “nóng” trong những năm gần đây ở hầu hết các địa phương trên phạm vi cả nước.

Riêng đối với cây cam, diện tích trồng lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam là 50.573 ha, với các vùng trồng tập trung là khu vực Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng. Ở miền Nam tổng diện tích trồng cam 42.373 ha, tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 34.716 ha, các khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng có nhưng diện tích không lớn (Cục Trồng trọt, 2021).  Năng suất cam trung bình ở miền Nam (298,0 tạ/ ha) cao hơn so với miền Bắc (137 tạ/ha). Đặc biệt, một số tỉnh với kỹ thuật trồng trọt và giống cam tốt đã đạt được năng suất cao nổi bật như Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang.

Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng tại các vùng trồng cam của Việt Nam

Vùng

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

ĐB Sông Hồng

4.526

152,0

59.360

TDMN Phía Bắc

32.284

139,5

375.580

Bắc Trung Bộ

13.763

125,9

141.733

Duyên Hải Nam Trung Bộ

982.1

65,1

4.077

Tây Nguyên

2.118

87,3

13.352

Đông Nam Bộ

4.555

171,6

58.711

ĐB sông Cửu Long

34.716

330,0

930.379

Cả nước

92.946

208,9

1.583.226

Nguồn: Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT, 2021

Để đánh giá thực trạng về sản xuất cam ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, đề tài đã lựa chọn 4 tỉnh đại diện thực hiện nghiên cứu bao gồm Hòa Bình, Nghệ An, Tuyên Quang và Hà Giang.

2.1. Biến động diện tích trồng cam của các huyện nghiên cứu

Kết quả điều tra, thu thập số liệu tại các địa phương cho thấy diện tích trồng cam tại các vùng có xu thế biến động giảm theo các năm gần đây, cụ thể tại Bảng 5.2.

Bảng 2. Biến động diện tích trồng cam tại các địa phương nghiên cứu

Đơn vị tính: ha

Địa phương

2019

2020

2021

2022

Mức biến động (-), (+) (2019-2022)

Cao phong - Hòa Bình

2.530,00

2.330,80

1.676,00

1698,8

-831,20

Quỳ Hợp - Nghệ An

2.181,00

1.633,00

1.247,00

366

-1.815,00

Nghĩa Đàn - Nghệ An

1.125,00

900

736,8

440

-685,00

Hàm Yên - Tuyên Quang

7.296,00

7.205,00

6.811,00

6.322,00

-974,00

Bắc Quang - Hà Giang

4.761,60

4.983,20

4.327,30

3.512,00

-1.249,60

Quang Bình - Hà Giang

2.014,70

1.983,90

1.862,30

1.518,60

-496,10

Trung bình

3.981,66

3,807,18

3,332,08

2,771,48

-1,210,18

            Nguồn: Số liệu điều tra thu thập ở các địa phương

Với kết quả thống kê diện tích cam của các huyện nghiên cứu trong 3 năm từ 2019 - 2021 cho thấy diện tích đang có xu hướng giảm, trung bình từ năm 2019 - 2021 giảm 15,6%, cụ thể ở từng địa phương cho thấy như sau:

Vùng Cao Phong Hòa Bình có tổng diện tích cam năm 2021 là 1.571,1 ha, giảm so với năm 2019 là 905,9 ha (giảm 36,57% so với năm 2019), diện tích cam của huyện phân bố trên 9 xã và thị trấn trong đó diện tích lớn nhất là thị trấn Cao Phong với diện tích là là 436 ha. Diện cam của huyện hiện nay vẫn đang suy giảm rất nhanh, các hộ trồng cam đang phá bỏ cam suy thoái chuyển sang trồng chuối, mía, ngô,...

Quỳ Hợp được coi là thủ phủ của cam Vinh với diện tích cam năm 2018 là 3.048,0 ha, năm 2019 còn 2.181,0 ha, đến năm 2021 còn lại 1.283,4 ha, giảm so với năm 2019 là 897,6 ha (giảm 41,2% so với năm 2019). Hiện nay diện tích cam của huyện vẫn đang giảm xuống rất nhanh, theo kết quả thống kê của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳ Hợp đến tháng 3 năm 2022 diện tích cam của toàn huyện chỉ còn 360,55 ha (bằng 28,1% diện tích so với năm 2021). Diện tích cam phá bỏ đang trồng các cây trồng khác, chủ yếu là trồng mía.

Huyện Nghĩa Đàn cũng là địa phương có diện tích cam lớn của Nghệ An, chỉ đứng sau huyện Quỳ Hợp, diên tích cam của huyện năm 2021 là 735,8 ha, giảm so với năm 2019 là 389,2 ha (giảm 34,6% diện tích so với năm 2019), xu thế hiện nay vẫn tiếp tục giảm rất nhanh chuyển sang cây trồng khác.

Huyện Hàm Yên là huyện có diện tích cam lớn nhất của tỉnh Tuyên Quang, năm 2019 tổng diện tích cam của huyện là 7.296,0 ha, đến năm 2021 tổng diện tích là 6.120,0 ha, giảm 1.176 ha (giảm 16,1% diện tích so với năm 2019).

Huyện Bắc Quang có diện tích cam lớn nhất tỉnh Hà Giang với kết quả thống kê năm 2019 là 5.800,8 ha, đến năm 2021 tổng diện tích cam của huyện là 5.675,1 ha, giảm 125,7 ha (giảm 2,2% diện tích so với năm 2019).

Huyện Quang Bình có diện tích cam chỉ xếp sau huyện Bắc Quang của tỉnh Hà Giang với tổng diện tích cam của toàn huyện năm 2021 là 2.613,8 ha, tăng so với năm 2019 là 165,9 ha.

Như vậy trong tất cả các địa phương nghiên cứu thì chỉ có huyện Quang Bình - Hà Giang có diện tích cam tăng lên, huyện Bắc Quang - Hà Giang giảm không đáng kể còn lại các địa phương đều có xu hướng giảm mạnh về diện tích cam trong những năm gần đây đặc biệt là ở Cao Phong, Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn.

2.2. Thực trạng sản xuất cam của các hộ điều tra

            Kết quả đánh giá về tuổi cam suy thoái được thể hiện ở bảng 16, theo kết quả điều tra cho thấy cam suy thoái ở tất cả các tuổi cây, với từng địa phương mức độ suy thoái ở các lứa tuổi là khác nhau. Ở cam dưới 5 năm tuổi mức độ suy thoái cao nhất là ở Cao Phong - Hòa Bình với 32,98% và Bắc Quang - Hà Giang với 19,65% tổng diện tich cam suy thoái của các hộ điều tra.

Bảng 5.3. Tuổi cam suy thoái ở các địa phương nghiên cứu

Đơn vị tính: %

Địa phương

< 5 năm

5 - 10 năm

11 - 15 năm

> 15 năm

Cao phong - Hòa Bình

32,98

64,89

2,13

 

Quỳ Hợp - Nghệ An

15,53

84,47

 

 

Nghĩa Đàn - Nghệ An

2,84

54,55

11,93

30,68 

Hàm Yên - Tuyên Quang

7,14

10,00

50,73

32,14 

Bắc Quang - Hà Giang

19,65

30,80

6,73

42,83 

Quang Bình - Hà Giang

0,75

72,93

4,51

21,80

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

            Ở độ tuổi từ 5 - 10 năm tuổi diện tích cam bị suy thoái cao nhất là ở Quỳ Hợp - Nghệ An chiếm 84,47% diện tích cam suy thoái của các hộ điều tra, sau đố đến Quang Bình - Hà Giang chiếm 72,93% diện tích cam suy thoái và Cao Phong - Hòa Bình với 48,9% tổng diện tích của các hộ điều tra. Mức độ suy thoái cam ở tuổi này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các lứa tuổi cam của các hộ điều tra ở huyện Cao Phong – Hòa Bình chiếm 64,89% diện tích cam suy thoái của các hộ điều tra, đây là điều khác biệt so với quy luật thông thường của cây cam.

            Địa phương có tỷ lệ diện tích cam suy thoái ở thời kỳ từ 5 - 10 năm tuổi thấp nhất là Hàm Yên - Tuyên Quang với tỷ lệ chiếm 10,0% diện tích cam suy thoái của các hộ điều tra.

            Tỷ lệ cam thoái hóa nhiều nhất là ở giai đoạn từ 11 - 15 năm tuổi cao nhất là ở Hàm Yên - Tuyên Quang với 50,73% diện tích cam suy thoái của các hộ điều tra. Các địa phương còn lại có tỷ lệ từ 0 - 11,93% điện tích cam suy thoái của các các hộ điều tra.

            Với tuổi cam trên 15 năm tuổi đối với các giống cam chanh đang già cỗi chuẩn bị thanh lý, trong khi đó giống cam sành vẫn phát triển khá tốt, nhiều hộ ở Tuyên Quang, Hà Giang có diện tích cam sành trên 20 năm vẫn cho năng suất khá ổn định.

            Về nguyên nhân suy thoái cam ở các địa phương khi điều tra ở các hộ cho thấy như sau (Bảng 5.4):

            Nguyên nhân do giống: kết quả điều tra ở các hộ cho thấy có từ 12,9 - 25,5% số hộ cho rằng nguyên nhân cam bị suy thoái là do chất lượng giống không tốt, trong đó ở Cao Phong - Hòa Bình có tỷ lệ cao nhất (25,5%) và thấp nhất là ở Quang Bình - Hà Giang (12,9%).

Bảng 4. Nguyên nhân suy thoái cam ở các địa phương

Đơn vị tính: %

Địa phương

Giống

Đất

Sâu bệnh

Chăm sóc

Cao phong - Hòa Bình

25,5

31,7

18,7

24,1

Quỳ Hợp - Nghệ An

21,7

35,6

27,5

15,2

Nghĩa Đàn - Nghệ An

20,3

36,8

28,3

14,6

Hàm Yên - Tuyên Quang

15,8

20,5

25,7

38,0

Bắc Quang - Hà Giang

14,8

27,9

22,4

34,9

Quang Bình - Hà Giang

12,9

22,6

26,8

37,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

            Nguyên nhân do đất: có từ 20,5 - 36,8% số hộ điều tra cho rằng nguyên nhân cam bị suy thoái sớm là do đất bao gồm chọn đất trồng cam không phù hợp, đất trồng nhiều chu kỳ không được cải tạo hợp lý nên cao bị suy thoái sớm.

            Nguyên nhân cam bị suy thoái do sâu bệnh: có từ 18,7 - 28,3% số hộ điều tra cho rằng nguyên nhân cam suy thoái sớm là do sâu bệnh. Cam khi trồng diện tích lớn, liên tục nhiều chu kỳ đã tích lũy các loại sâu bệnh, đặc biệt là các loại bệnh từ đất do nấm hại, tuyến trùng,... đã làm cho cam bị suy thoái.

            Nguyên nhân do điều kiện chăm sóc: kết quả điều tra cho thấy chỉ có từ 14,6 – 38,0 % số hộ cho biết nguyên nhân suy thoái là do điều kiện chăm sóc. Do giá cam xuống thấp nên các hộ giảm đầu tư chăm sóc đã làm cho cam bị suy thoái nhanh, ngoài ra một số hộ chăm sóc theo suy nghĩ chủ quan không phù hợp với cây cam,... đã làm cho cây cam bị suy thoái sớm. Nhiều nhất là ở Tuyên Quang và Hà Giang, do giá cam xuống quá thấp, các hộ không có tư tưởng đầu tư cho cây cam. Vì vậy trong những năm gần đây cam của vùng này suy thoái mạnh.

            Theo kết quả điều tra các hộ cho thấy hầu như 100% các hộ trồng cam đều được tập huấn kỹ thuật hàng năm, có thể do cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật của các công ty, nông trường,...

Bảng 5. Mức độ áp dụng kỹ thuật của các hộ điều tra

Đơn vị tính: %

Địa phương

Được tập huấn

Áp dụng quy trình

Theo kinh nghiệm

Theo khả năng

Cao phong - Hòa Bình

100,0

66,7

30,0

3,3

Quỳ Hợp - Nghệ An

100,0

70,0

30,0

6,7

Nghĩa Đàn - Nghệ An

100,0

73,3

23,3

3,3

Hàm Yên - Tuyên Quang

100,0

33,3

40,0

26,7

Bắc Quang - Hà Giang

100,0

26,7

43,3

30,0

Quang Bình - Hà Giang

100,0

23,3

40,0

36,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

            Mặc dù vậy nhưng căn cứ vào lượng bón của các hộ cho thấy chỉ có từ 23,3 - 70,0% số hộ áp dụng các quy trình kỹ thuật, các tài liệu và bài giảng tập huấn vào chăm sóc cây cam của gia đinh. Có từ 23,3 - 40,0% số hộ điều tra cho biết họ chăm sóc theo kinh nghiệm của bản thân, nhiều người đã tham gia trồng cam lâu năm, có kinh nghiệm trong nghề trồng cam vì vậy ngoài việc áp dụng các quy trình kỹ thuật họ còn chăm sóc theo kinh nghiệm của bản thân.

            Ngoài ra có nhiều hộ chăm sóc theo khả năng của gia đình, mặc dù đã được tập huấn kỹ thuật nhưng do điều kiện gia đình không đủ khả năng đầu từ theo quy trình nên họ đầu tư theo khả năng của gia đình. Đặc biệt là nhiều hộ ở Bắc Quang và Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

            Đánh giá mức độ sử dụng phân bón hóa học cho cây cam của các hộ điều tra cho thấy có sự chênh lệch khá lớn ở các vùng thâm canh cao như Hòa Bình, Nghệ An và các vùng Tuyên Quang và Hà Giang. Kết quả điều tra ở các hộ cho thấy mức độ sử dụng phân tổng hợp NPK là rất cao, tuy nhiên do không chọn tỷ lệ phù hợp nên tỷ lệ lân khá cao trong định mức bón của các hộ.

            Đối với các vùng cam Hòa Bình và Nghệ An lượng bón phân hóa học giữa các vườn cam tốt và cam xấu không chênh lệch lớn, mức bón trung bình của các hộ điều tra điều rất cao với 195 - 248 kg N/ha, 169 - 320 kg P­2O5/ha và từ 161 - 271 kg K2O/ha. Trong khi đó đối với các tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang lượng bón cho cam là từ 55 - 115 kg N/ha, 77 - 136 kg P2O5 và 52 - 111 kg K2O/ha.

            So sánh giữa cam tốt và cam phát triển kém cho thấy ở Hòa Bình, Tuyên Quang và Hà Giang cho thấy lượng bón có sự chệnh lệch khá rõ, đặc biệt là cam phát triển tốt mức bón cân đối hơn đối với cam phát triển kém. Trong khi đó ở Nghệ An không có sự sai khác đáng kể về lượng bón giữa cam phát triển tốt và cam phát triển kém.

Bảng 5.6. Mức phân bón của các hộ sử dụng

Đơn vị tính: kg/ha

Địa phương

Cam xấu

Cam tốt

N

P2O5

K2O

N

P2O5

K2O

Cao phong - Hòa Bình

195

248

223

248

320

271

Quỳ Hợp - Nghệ An

202

231

248

226

205

187

Nghĩa Đàn - Nghệ An

230

240

270

235

169

161

Hàm Yên - Tuyên Quang

84

124

81

104

136

91

Bắc Quang - Hà Giang

55

121

52

115

99

72

Quang Bình - Hà Giang

55

77

111

71

98

52

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Tóm lại: Mức độ chăm sóc và sử dụng phân bón ảnh hưởng rất lớn đối với các vùng trồng cam, đặc biệt là đối với vùng cam Tuyên Quang và Hà Giang. Các vườn cam sinh trưởng phát triển tốt hầu hết đều có chế độ chăm sóc bón phân áp dụng quy trình nghiêm ngặt, các gia đình trồng cam tâm huyết với vườn cam.

Hầu hết các vườn cam bị suy thoái ở vùng Tuyên Quang và Hà Giang đều có vấn đề về chăm sóc, việc áp dụng quy trình chăm sóc bón phân của các vườn cam đang bị suy thoái hầu hết đều thấp hơn so với vườn cam sinh trưởng tốt và thấp hơn nhiều so với quy trình chăm sóc cam đang được áp dụng tại các địa phương. ​​​​​​​

​​​​​​​